Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện

27/10/2016

Van bướm là một trong những loại van giúp chúng ta điều tiết dòng chảy của nguồn nước. Một sản phẩm quan trọng và hiệu quả như vậy thì bạn đã hiểu như thế nào là van bướm điều khiển điện chưa ? Hay bạn đã thật sự hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện chưa?

1. Van bướm điều khiển điện là gì ?

Van bướm chính là dòng sản phẩm của van công nghiệp có công năng giúp cho chúng ta có thể dễ dàng điều tiết dòng chảy trong những đường ống thuốc hệ thống ỗng dẫn nước lớn, trong đó đĩa van mang dáng vẻ của một chiếc đĩa lớn. Cái cách thức mà van bướm điều khiển điện hoạt động tương tự với cái cách mà van bi hoạt động. Đĩa van được thiết kế đặt ở chính giữa của đường ống dẫn nước. Đĩa van sử dụng một thanh trục kết nối với hộp điện và động cơ bên ngoài van giúp chúng ta dễ dàng vận hành van.

Van bướm điều khiển điện

2. Cấu tạo của van bướm điều khiển điện

2.1. Thân van

Thân van của van bướm điều khiển điện mang hình dáng của một vòng tròn bằng kim loại, xung quanh có khoan lỗ dùng để kết nối với đường ống dẫn thông qua bulon và đai ốc.

2.2. Đĩa van

Đĩa van được làm từ một tấm kim loại chống ăn mòn và độ bền cao, nó mang trên mình nhiệm vụ điều tiết lưu lượng của dòng chảy thông qua cơ cấu điều khiển bằng điện hoặc bằng tay gạt/tay quay được kết nối ở phía bên ngoài van.

2.3. Seat ring

Thiết bị còn hay được gọi là gioăng có nhiệm vụ làm kín thân van và đĩa van khi van thực hiện quá trình đóng mở.

Ngoài ra, còn có nhiều bộ phận khác: trục van, tay quay (tay gạt), hộp điện…

3. Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện

Vị trí đặt van bướm điều khiển điện thuận lợi nhất đó là ở ¼ trước khi lắp đặt để tránh trường hợp khi chúng ta xiết quá chặt làm bến dạng, kẹt, làm rò rỉ nước…

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện

3.1. Một số lưu ý khi lắp đặt chúng ta cần chú ý để van có thể hoạt động tốt nhất:

- Cần phải có một khoảng cách hợp lý với mặt bích để khi chúng ta lắp van không làm tổn hại miếng đệm.

- Bán kính của 2 đường ỗng dẫn kết nối với van bướm phải bằng nhau để có thể đảm bảo rằng đĩa van có đủ không gian để hoạt động.

- Không sử dụng miếng đệm tại điểm kết nối giữa mặt bích và van.

- Các con ốc, vít cần được xiết chặt từ từ.

- Không được hàn mặt bích gần van bướm đã lắp đặt.

- Kích thước mặt bích phải phù hợp với kích thước của van.

- Đối với các loại van bướm có đường kính lớn, khi lắp đặt chúng ta cần phải ưu tiên lắp trục ti của van ở vị trí nằm ngang.

3.2. Cơ cấu cài góc độ mở cho van bướm điều khiển điện

Chúng ta phải thực hiện việc cài đặt thêm cơ cấu này để nhằm mục đích cố định góc mở của van ngăn không cho dòng chảy có thể tác động làm thay đổi góc độ đóng mở mà chúng ta muốn.

4. Cách thức bảo trì van bướm điều khiển điện

Như vậy, Sau một thời gian dài chuyển động, cần van thường xuyên hoạt động, bụi hay các tạp chất khác có thể bám vào và gây ảnh hưởng trong quá trình van hoạt động. Chúng ta cần phải có một kế hoạt bảo trì cụ thể để van có thể hoạt động tốt và kéo dài được tuổi thọ:

- Đối với sản phẩm van bướm điều kiển điện thường xuyên phải vận hành thì sau 2-3 năm chúng ta phải kiểm tra tình trạng các bộ phận nếu chúng không còn đảm bảo thì ta nên có một phương án thay thế kịp thời.

- Vệ sinh và bôi trơn cần van lộ ra ở bên ngoài, thậm chí còn có một số loại yêu cầu bôi trơn cả bên trong van.

- Các tốt nhất là chúng ta nên bảo trì, bảo dưỡng cho van từ 3-6 tháng 1 lần.

Lưu ý: van bướm điều khiển điện sẽ giảm tuổi thọ khi chunngs ta sử dụng vào mục đích điều tiết lưu lượng dùng chảy.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ E-mail: contact@eriko.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp tại Hotline: 0965435336.

Nguồn: eriko.com.vn