Vài điều cần biết về đồng hồ đo áp suất chân không

16/06/2017

 
 
Đồng hồ đo áp suất chân không là một loại đồng hồ đo áp suất thông dụng dùng để theo dõi áp suất trong đường ống kín khí hoặc một theo dõi áp suất của đối tượng nào đó cần áp suất làm việc rất nhỏ như áp suất chân không. Bản thân đồng hồ đo áp suất chân không là một phụ kiện không thể thiếu của bơm hút chân không. Nếu bơm hút chân không có vấn đề thì chỉ cần theo dõi đồng hồ đo áp suất chân không  là có thể test được ngay.
 
 
Đồng hồ đo áp suất chân không
 
 
Đồng hồ  đo áp suất chân không
 
 
 

Đồng hồ đo áp suất chân không được dùng đo áp suất dùng đo áp suất trong môi trường chân không và xác định được áp suất phù hợp cho đối tượng dựa  trên thông số kĩ thuật của đối tượng đó cần đạt được là bao nhiêu.

 
Áp suất chân không được hiểu như thế nào?
 
Chân không, trong lý thuyết cổ điển, là không gian không chứa vật chất. Như vậy chân không có thể tích khác không và khối lượng (và do đó năng lượng) bằng không. Do không có vật chất bên trong, chân không là nơi không có áp suất.
 
Một số lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động khối lượng (và do đó năng lượng) nhỏ. Điều này nghĩa là, ở một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu nhiên xuất hiện trong chân không tạo ra một áp suất gọi là áp suất lượng tử chân không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất này sẽ giúp khẳng định độ chính xác của các lý thuyết lượng tử về chân không.
 
Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không hoàn hảo như lý thuyết.
Các thí nghiệm và các ứng dụng thực tế có thể tạo ra các không gian chứa ít vật chất và có áp suất thấp. Những không gian này cũng hay được gọi là "chân không" trong kỹ thuật, như khi nói về máy bơm chân không, tùy theo quy ước về giới hạn áp suất thấp. Như vậy, chân không được hiểu là khoảng không-thời gian cụ thể có mật độ vật chất thấp và/hoặc rất thấp. Lưu ý, khái niệm thấp và rất thấp ở đây được hiểu một cách tương đối...
 
Trang thái chân không, do đó, hiểu là trạng thái có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển trung bình chuẩn, và được chia thành:
 
Chân không thấp (p>100Pa)
Chân không trung bình (100Pa>p>0.1Pa)
Chân không cao (0.1Pa>p>10−5Pa)
Chân không siêu cao (p<10−5Pa)
 
Các đo đạc áp suất hàng ngày như đo đạc áp suất lốp ôtô, xe máy thì các giá trị mà đồng hồ đo áp suất chân không đo được là tương đối so với áp suất khí quyển xung quanh.
 
 
Đồng hồ đo áp suất không khí
 
Đồng hồ đo áp suất chân không 
 
 
 
 
Trong các trường hợp khác , đồng hồ đo áp suất chân không đo đạc áp suất là tương đối so với chân không hay một vài hệ quy chiếu cụ thể. Khi phân biệt giữa các hệ tham chiếu, các từ ngữ dưới đây được sử dụng:
 
- Áp suất tuyệt đối là tiêu chuẩn đối với một chân không hoàn hảo, vì vậy nó bằng áp suất tương đối cộng với áp suất khí quyển.
 
- Áp suất tương đối là tiêu chuẩn đối với áp suất không khí môi trường xung quanh, do đó, nó bằng áp suất tuyệt đối trừ áp suất khí quyển.
 
- Chênh lệch áp suất là sự khác biệt áp suất giữa hai điểm.
 
Đồng hồ đo áp suất chân không trung bình thường không rõ ràng, vì chúng có thể đại diện cho áp suất tuyệt đối hoặc áp suất tương đối mà không có một dấu âm. Vì vậy, một chân không của 26 đánh giá inHg là tương đương với một áp suất tuyệt đối của 30 inHg (điển hình áp suất khí quyển) - 26 inHg = 4 inHg.
 
Để tính toán áp suất của đồng hồ đo áp suất chân không thì người ta dựa trên áp suất  tại mỗi thời điểm đo. 
 
 
Đơn vị đo áp suất chân không
 
 
Nhìn bảng trên cho ta thấy áp suất chân không có đa dạng các đơn vị  đo áp suất tùy thuộc vào từng vùng miền.
 
Đơn vị áp suất pascal (Pa), bằng một niutơn mỗi mét vuông (N·m−2 hoặc kg·m −1·s −2). 
Chữ A thường được gắn cho đơn vị psi để chỉ ra tham chiếu không của đo lường; psia tuyệt đối, psig tương đối, psid chênh áp.
 
Áp suất khí quyển thường được tuyên bố bằng cách sử dụng kilopascal (kPa), hoặc bầu khí quyển (atm), ngoại trừ ở khí tượng Mỹ hectopascal (hPa) và millibar (mbar) được ưa thích.
Ở Việt Nam, chúng ta thường dùng một số đơn vị đo áp suất chân không như: Pa, mBar, mmHg và Kg/cm2
 
Các đơn vị đo trên có mối quan hệ theo tỉ lệ sau:
1 Kg/cm2 = 980,7 mBar = 735,5 mmHg = 98,06 x 103 Pa
 
 
Đồng hồ đo áp suất chân không trong thực tế rất phong phú đa dạng. Tham khảo trên thị trường đồng hồ đo áp suất thì bạn dễ bị bối rối bởi vô vàn các loại đo áp suất chân không. Bạn có thể sẽ được báo giá ưu đãi và được tư vấn chính xác loại bạn cần mua phù hợp với đối tượng đo áp suất của bạn. Hotline công ty TNHH cơ điện lạnh Eriko: 0988 62 85 86.
 
 
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH ERIKO
Địa chỉ:  Lô 33 BT5 Khu đô thị mới Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội    
Tel:  04 66 868 371 / Hotline:  0988 62 8586
VP -Kho Hàng TP HCM: B22/2 Đường Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Nhà máy chế tạo thiết bị: Km17- Quán Gánh , Thường Tín, Hà Nội
Email: contact@eriko.com.vn       Website: www.eriko.com.vn   
 
 
.